Trang

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Chủ tịch Huyện ở tỉnh Sóc Trăng không trung thực trong kê khai bằng cấp

Mới đây, tỉnh Sóc Trăng vừa phát hiện ra trường hợp thiếu trung thực trong kê khai bằng cấp của một vị chủ tịch huyện trên địa bàn của tỉnh này.

* Xử đại án VNCB: Đề nghị không gọi nhóm Trần Ngọc Bích, nhóm Tân Hiệp Phát, nhóm Dr. Thanh

Không có bằng Đại Học nhưng vẫn đảm nhiệm vị trí chức chủ tịch huyện


Dù không có bằng đại học nhưng ông Mai Thanh Ngon từ vị trí Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự lại được lên chức Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 27/11, UBND tỉnh Sóc Trăng chính thức kỷ luật ông Mai Thanh Ngon, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị, bằng hình thức khiển trách về mặt chính quyền. Sai phạm của ông Ngon là có khuyết điểm khi không trung thực trong việc kê khai trình độ trong ứng cử, bầu cử.

Ông Mai Thanh Ngon.
Ông Mai Thanh Ngon.

Theo thông báo kết quả giải quyết tố cáo của Tỉnh ủy Sóc Trăng trả lời cho người tố cáo là ông Nguyễn Hoàng Quý (Đội trưởng Đội quản lý, duy tu, sửa chữa các công trình giao thông huyện Thạnh Trị), việc ông Ngon không có bằng đại học là đúng.

Ngoài ra, ông Ngon còn kê khai không trung thực trong hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND huyện Thạnh Trị và Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thạnh Trị. Đó là không có bằng đại học nhưng ông Ngon ghi "đại học quân sự".
Một trong những giấy chứng nhận ông Ngon được Học viện Lục quân cấp.
Một trong những giấy chứng nhận ông Ngon được Học viện Lục quân cấp.

Xử lý khiển trách Đảng với ông Ngon


Trước khi làm Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị vào tháng 9/2015, ông Ngon là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện Thạnh Trị. Do ông Ngon từng là quân nhân nên cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng đã xin ý kiến của Bộ Quốc phòng về những việc liên quan đến bằng cấp của cán bộ bị tố cáo.

Bộ Quốc phòng sau đó trả lời trình độ chuyên môn của ông Ngon chưa đủ điều kiện để cấp bằng đại học, tức chưa có các bằng cấp, chứng nhận tương đương.

Sau khi kiểm tra các hồ sơ hiện có, Tỉnh uỷ Sóc Trăng nhận thấy ông Ngon cung cấp thông tin không thống nhất, chưa phù hợp với các chứng chỉ và giấy chứng nhận mà ông Ngon có.

Từ sai phạm trên, Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng đã kỷ luật ông Ngon bằng hình thức khiển trách về mặt Đảng.

Theo: Tin tức tỉnh Sóc Trăng mới nhất

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Giá vàng kim chung tp thanh hóa hôm nay 24.10.2018

Giá vàng kim chung tp thanh hóa hôm nay 24.10.2018 được phân tích rằng vọt lên đỉnh cao tăng dựng ngược. Sự biến động của giá vàng kim chung không có gì là ngạc nhiên cả bởi đó cũng là tình hình chung của giá vàng trong nước do có sự biến động trong thị trường chính khoán hiện nay. Đó là vì trên thế giới tăng vọt lên đỉnh cao 3 tháng do giới đầu ồ ạt mua vàng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị bất ngờ dồn dập bùng phát.
>>>Xem giá mới nhất 5/3/2019: https://vietnammoi.vn/gia-vang-hom-nay-5-3-tiep-da-lao-doc-20190304221346812.htm

Mở cửa lúc 8h30 sáng 24/10, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 36,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,60 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi ở chiều mua vào, chiều bán ra giảm 20 ngàn đồng so với cuối giờ chiều phiên liền trước.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,66 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 20 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ chiều ngày 23/10.

Tới đầu giờ sáng 24/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.237 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.243 USD/ounce.

Hiện giá vàng thấp hơn 5,0% (65,5 USD/ounce) so với cuối năm 2017. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 34,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 2,4 triệu đồng/lượng so với vàng trong nước. 

Mỹ và các quốc gia phương Tây đang cố gắng truy tận gốc về vụ việc.

Vụ việc khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn bởi Saudi Arabia là đối tác chiến lược của Mỹ tại khu vực Trung Đông, nhằm cân bằng với Iran. Saudi Arabia cũng là một khách hàng lớn mua vũ khí của Mỹ.

Những lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tới kinh tế toàn cầu, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ cũng đã khiến đồng USD không còn hấp dẫn như trước và giới đầu tư đang tìm tới vàng.

Một số dự báo cho rằng, giá vàng có thể phục hồi về mức 1.300 USD/ounce.

Kết quả một cuộc khảo sát do hãng Reuters tiến hành cho thấy chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc và sự thắt chặt các điều kiện tài chính sẽ “phủ mây đen” lên triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019.

Bảng cập nhật giá vàng kim chung tp thanh hóa hôm nay 24.10.2018 thông qua bản tin giá vàng quốc tế hôm nay đến đây là hết, mời các bạn tiếp tục cập nhật thông tin ngày mai.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Liệu Giá heo hơi tăng cuối năm 2018?



Trong những tháng vừa qua có thể nói là thời gian giá heo hơi tăng khá mạnh, tính kể từ hai năm vừa qua thì nam nay có thể nói giá heo hơi tăng cao nhất, mức giá hiện tại của ba miền cập nhật đến tháng 10/2018 là mức 47.000-55.000 đồng/kg. Rất nhiều người đang có sự toan tính đâu cơ để gỡ lại vốn trong hai năm qua.

Nhìn lại giá heo hơi tăng tại miền nam trong năm qua


Có thể nói giá heo hơi tại miền nam trong năm qua đã có những biến động thật sự khó đoán sự tăng giảm có thể nói thay đổi liên tục từng ngày, các vùng trong điểm như giá heo hơi cần thơ và thủ phủ Đồng Nai liên tục thay đổi, cho đến những tháng trở lại đây mới có tương đối ổn định về giá.

Tại Đồng Nai, ông Nguyễn Hoàng Vũ - một lái lợn khu vực Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, nói giá lợn cao đi liền với khan hiếm. Nhiều tuần nay, nguồn lợn trong dân không còn nhiều như trước, giá nhảy liên tục nên thương lái thậm chí phải đặt cọc cho chủ trại 10 – 20% trước cả tháng mới có lợn. Trước đây vào trại lựa con đẹp để bắt, còn nay vì thiếu nên chủ trại yêu cầu mua xô cả đàn.

“Giá lợn cao, số lượng ít nên giờ thương lái muốn có hàng phải chuẩn bị nhiều tiền. Như tui làm mỗi ngày có 200 - 300 con mà cũng bỏ vốn gần 4 tỷ bạc “ném” vào dân mới có lợn xoay vòng” - ông Vũ nói.

Diễn biến thị trường thịt lợn tại Việt Nam, theo nhận định của giám đốc kinh doanh một doanh nghiệp chăn nuôi ở Khu công nghiệp Biên Hoà (Đồng Nai) là “đang có xu hướng đến kỳ hụt nguồn cung khá nặng”. Hai năm trước, đặc biệt từ quý II/2017 đến hết quý I/2018, nhiều trại quy mô nhỏ (từ 20 con nái trở xuống) phải giảm hoặc ngưng đầu tư do giá lợn hơi xuống dưới 30.000 đồng/kg, do đó sau một năm, đây là thời điểm ảnh hưởng nặng nhất của việc thiếu hụt lợn thịt.

“Bây giờ chỉ những trại lớn hoặc các công ty chăn nuôi chuyên nghiệp mới còn nhiều lợn, trong khi số này theo thống kê của bộ NNPTNT, chỉ nắm 60 – 65% đàn lợn của cả nước. Số còn lại nuôi nhỏ lẻ trong dân còn ít lắm”- vị giám đốc nói.

Do thiếu lợn nên các công ty chăn nuôi lớn phải cắt giảm 10 – 15% lượng lợn bán ra cho khách hàng mỗi ngày. Ông Huy - thương lái ở Hóc Môn (TP.HCM) cho biết, một công ty chăn nuôi ở Long An vừa cắt giảm 10% lợn giao ngày 25.9. Trước đây, trung bình mỗi ngày ông Huy đặt 200 con lợn tại trung tâm đấu giá lợn của công ty này, nhưng giờ họ chỉ giao 180 con.

Ông Dũng - thương lái ở Hoá An, Đồng Nai (chuyên đưa lợn về chợ đầu mối Tân Xuân, Hóc Môn) cũng cho hay, hầu hết các công ty đều cắt giảm sản lượng, chỉ giao lợn trọng lượng dưới 100kg, thay vì hơn 100kg như trước đây. “Có thể thị trường hút hàng, vì phải giữ mối nên các công ty không thể để lợn tăng thêm trọng lượng được” - ông Dũng giải thích thêm.
Tranh thủ đầu tư khi giá heo hơi tăng
Tranh thủ đầu cơ khi giá heo hơi tăng

Nhìn lại giá heo hơi tăng tại miền Bắc trong năm qua

Miền bắc là một trong những miền có giá tương đối bình ổn từ đầu năm, những trong 1 tháng gần đây giá heo hơi liên tục có những biến động giá giảm liên tục, nếu như giá heo miền bắc luôn đứng top về giá bán cao từ trước đến này thì trong những tháng gần đây chúng ta phải nhận thấy được miền nam hiện tại đang có mức giá cao nhất. và hiện tại giá heo hơi tăng tiếp tục tại miền nam.
Miền bắc vào thời điểm hiện tại giá đang giao động ở mức 47.000-55.000 đồng/kg. Hy vọng trong những tháng cuối năm giá heo hơi miền bắc sẽ có tín hiệu khả thi hơn.

Nhìn lại giá heo hơi tăng tại miền Trung, Tây Nguyên trong năm qua


Tại miền trung, Tây Nguyên giá heo hơi trong năm qua nhìn chung tương đối không biến động nhiều như nhũng khu vực khác, có giảm có tăng tuy nhiên mức biến động không quá mạnh.

Mức giá hiện tại đang xoay quanh mức 47.000-54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tăng cuối năm 2018?


Theo ông Dương, trong quý 3 năm 2018, sản lượng thịt heo tăng hơn 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, trong quý 4 sẽ còn tăng hơn nữa bởi người chăn nuôi bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi từ hồi tháng 4 khi giá heo bắt đầu tăng.

Ông Dương đưa ra dự báo, trước mắt, giá lợn giữ ở mức khoảng 50.000 đồng/kg cho đến Tết và dự kiến sau đó có thể giảm xuống khoảng 45.000 – 48.000 đồng/kg rồi đến thời điểm nào đó sẽ xuống khoảng 40.000 đồng/kg.

Theo vietdvm và Vietnammoi



Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Shark Tank Việt Nam - Tập 12: Chàng Việt kiều khiến shark Hưng, shark Phú giành giật rót 1 triệu USD

Ở tập 12 Shark Tank Việt Nam, muốn biến cây xăng thành trạm sạc, Shark Hưng quyết giành giật để bắt tay với startup năng lượng xanh Power Centric.
Vô vàn những điều bất ngờ đã diễn ra trong tập 12 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ. Người xem không chỉ hào hứng với màn ra mắt của "cá mập" Đặng Hồng Anh, Tân Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, mà còn được chứng kiến 2 thương vụ đầu tư bạc tỷ đích thực đến từ hai "cá mập" là Phó chủ tịch CenLand Phạm Thanh Hưng và Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú.
Shark Tank Việt Nam - Tập 12: Chàng Việt kiều khiến shark Hưng, shark Phú giành giật rót 1 triệu USD - Ảnh 1.
Thương vụ ấn tượng nhất tập 12 Shark Tank Việt Nam đến từ nhà sáng lập Ngọc Minh của công ty Power Centric. Định cư tại Hoa Kỳ từ nhỏ nhưng Ngọc Minh luôn ấp ủ ước mơ về nước khởi nghiệp vì muốn tạo ra giá trị cho xã hội. Power Centric là công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất công nghệ năng lượng xanh như pin và hệ thống lưu trữ máy phát điện. Đến tham gia Shark Tank cùng giám đốc điều hành Power Centric, Ngọc Minh mời chào nhà đầu tư hai mức giá 500.000 USD cho 10%, hoặc 1,5 triệu USD cho 30% cổ phần.
Theo Ngọc Minh, với nhu cầu cung cấp điện cho các thiết bị điện tử ngày càng tăng nên các nước phát triển đang nghiên cứu giải pháp để lưu trữ lại nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, solar. Vì vậy, nhà sáng lập giới thiệu đến Shark sản phẩm bình trữ điện đa năng MoPo, sản phẩm có thể thay thế được ắc quy chì axit hiện hành, đang được sử dụng rất phổ biến trên các xe điện và những hệ thống lưu trữ năng lượng. MoPo có kích thước và trọng lượng chỉ bằng 1/4 so với các loại bình ắc quy thông thường. Đặc biệt, khi người dùng kết hợp với bộ chuyển đổi điện sẽ có ngay một máy phát điện di động dễ dàng kết nối và mở rộng công suất.

Nhà sáng lập cũng cho biết, sản phẩm đã hoàn thành nghiên cứu và đưa ra thị trường, đạt doanh thu hơn 500 triệu đồng sau 2 tháng chạy thử. Power Centric đã có nhà xưởng với dây chuyền sản xuất theo thiết kế có thể đạt 60.000 sản phẩm/ năm. Giá bán một sản phẩm dự kiến khoảng 499 USD tại thị trường Việt Nam.
Mức định giá công ty lên đến 5 triệu USD của Ngọc Minh khiến Shark Phú không khỏi nghi hoặc. Tuy nhiên, nhà sáng lập nhanh chóng lý giải: "Hiện công nghệ lưu trữ là chìa khóa của năng lượng tái tạo. Lĩnh vực này đến năm 2022 được dự đoán có thị trường lên đến 100 tỷ USD. Dự kiến doanh thu 2019 từ những đối tác đang làm việc đã lên đến 5 triệu USD".
Dù nhận thấy nhu cầu thị trường lớn nhưng hai "cá mập Quỹ" Dzung Nguyễn và Thái Vân Linh vẫn lắc đầu từ chối. Ghi nhận lời khuyên của Shark Linh nhưng Ngọc Minh cũng chân thành chia sẻ, bản thân anh là fan trung thành của Shark Tank Mỹ nhưng nguyên nhân thực sự để anh tìm đến các Shark tại Việt Nam là muốn được hỗ trợ về kinh nghiệm, mối quan hệ và ấp ủ mong muốn xây dựng lên thương hiệu, sản phẩm "Made in Viet Nam".
Trong khi đó, Shark Hưng nhìn thấy tiềm năng thị trường còn rất lớn nên ông lập tức là người đầu tiên đưa ra đề nghị 500.000 USD cho 30% cổ phần công ty Power Centric. Shark Hưng đánh giá, nhà sáng lập Ngọc Minh từ Mỹ về chưa hiểu thị trường Việt Nam, còn Giám đốc nghiên cứu & phát triển Sơn Tùng là dân thuần kỹ thuật nên Power Centric rất cần có người hoạch định chiến lược thị trường, giúp công ty tiếp cận với các khách hàng lớn ở Việt Nam.
Vì thế, Shark Hưng không ngần ngại tiến cử bản thân: "Anh học Bách Khoa, là dân kỹ thuật và học MBA ngành Quản trị kinh doanh quốc tế nên hiểu biết cả về kỹ thuật lẫn vấn đề kinh doanh. Anh biết tất cả các khách hàng tiềm năng ở Việt Nam cũng như cơ hội để đưa ra thị trường quốc tế. Anh nghĩ trong các Shark ở đây, mình anh là đủ rồi. Mục tiêu của chúng ta là sẽ biến mấy chục ngàn cây xăng ở Việt Nam thành trạm sạc, đổi ắc quy".
Shark Tank Việt Nam - Tập 12: Chàng Việt kiều khiến shark Hưng, shark Phú giành giật rót 1 triệu USD - Ảnh 4.
Sau khi nghe startup trình bày về tiềm năng sản phẩm và nhu cầu thị trường, Shark Hồng Anh bày tỏ muốn cùng hợp tác với Shark Hưng bởi lợi thế, tập đoàn TTC của ông cũng đang làm năng lượng rooftop với solar. Tuy nhiên, lời đề nghị này bất ngờ bị Shark Hưng thẳng thừng từ chối kèm tuyên bố: "Anh có thể trở thành khách hàng của bên tôi".
Cuộc đua trở nên cực gây cấn khi Shark Phú nhập cuộc cùng Shark Hồng Anh với lời đề nghị 500.000 USD đổi lấy 25% cổ phần Power Centric.
Chứng kiến sự hứng thú của "cá mập", Ngọc Minh nhanh nhạy muốn gom cả ba nhà đầu tư về một mối với giá 1 triệu 500 nghìn USD. Tuy nhiên, lời đề nghị này bị "cá mập" Phạm Thanh Hưng khước từ với lý do "lắm cha con khó lấy chồng". Đồng thời, ông đưa ra đề nghị đầu tư hẳn 1 triệu USD, trong đó 500.000 USD cho 30% cổ phần Power Centric, còn lại là cho vay chuyển đổi.
Ngỡ ngàng về độ chi bạo của Shark Hưng, Shark Hồng Anh và Phú liền lên tiếng lôi kéo startup về đội mình. Chủ tịch Sunhouse cho hay: "Các em đang quá quan tâm có bao nhiêu %, các em là người có thể lo khâu sản xuất nhưng thực ra khâu bán hàng mới là quan trọng. Trong tay anh hiện có ít nhất 100 quân đi bán đồ điện này. Đấy là cái lợi thế".
Tuy nhiên, muốn nhận đầu tư nhiều hơn nhưng không bị pha loãng cổ phần, Ngọc Minh lần nữa mạnh dạn thương lượng lại với nhà đầu tư. Và nhà sáng lập Power Centric cùng Shark Hưng đã tìm thấy nhau ở mức 25% cổ phần cho số vốn 1 triệu USD đầu tư.
Shark Tank Việt Nam - Tập 12: Chàng Việt kiều khiến shark Hưng, shark Phú giành giật rót 1 triệu USD - Ảnh 6.
Cuối cùng, sau những màn giành giật quyết liệt giữa các "cá mập", cuộc chiến cân não giữa Shark với startup đã có kết thúc viên mãn thuộc "cá mập" nổi tiếng "kén ăn" Phạm Thanh Hưng. Sự dứt khoát, quyết tâm giành giật cho được Power Centric của Shark Hưng phần nào cho thấy sự tiềm năng của startup cũng như thị trường năng lượng Việt Nam.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Shark Tank Việt Nam - Tập 12: Xuất hiện thương vụ thành công triệu đô?

Trong trích đoạn giới thiệu tập 12 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ trên đây, MC Thúy Vân đã chúc mừng shark với thương vụ thành công triệu đô. Đó là thương vụ nào?
Đặc biệt, tập 12 này xuất hiện nữ founder đến gọi vốn và khẳng định dự án của mình không có đối thủ. Trong khi đó, Shark Hưng thẳng thắn cho biết, ông từng đuổi một giám đốc quản lý kinh doanh vì bỏ tiền túi ra đi công tác. Tại sao vị "cá mập" lại chia sẻ điều này tại chương trình?
Shark Tank Việt Nam - Tập 12: Xuất hiện thương vụ thành công triệu đô? - Ảnh 1.
Bên cạnh đó, khi founder giới thiệu sản phẩm là đồ điện, shark Phú và Shark Hưng dường như cùng muốn đầu tư vào start-up này. Shark Phú cho biết trong tay ông có ít nhất 100 quân đi bán đồ điện, Shark Hưng liền đáp trả: "Anh có 1,5 vạn nhân viên đi bán bất động sản". Hai cá mập tiếp tục "tranh giành" trước miếng mồi ngon?
Shark Tank Việt Nam - Tập 12: Xuất hiện thương vụ thành công triệu đô? - Ảnh 2.
Tập 12 sẽ có nhà đầu tư khách mời mới - ông Đặng Hồng Anh, Nhà sáng lập – Phó Chủ tịch tập đoàn TTC - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Đầu tư DHA. Doanh nhân trẻ mới gia nhập dàn cá mập Shark Tank Việt Nam mùa 2 sẽ mạnh tay đầu tư ngay từ lần đầu xuất hiện này không?

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Thương vụ bạc tỷ ở Khoáng sản FECON, hé lộ lý do hai công ty cọc bê tông lớn nhất Việt Nam về cùng một nhà

Thương vụ bạc tỷ ở Khoáng sản FECON, hé lộ lý do hai công ty cọc bê tông lớn nhất Việt Nam về cùng một nhà
Hiện nay, Phan Vũ, Khoáng sản FECON (FCM), Kiến Hoa, Minh Đức được xem là những đơn vị cung cấp cọc bê tông dự ứng lực lớn nhất tại Việt Nam. Mới đây, Phan Vũ bất ngờ thâu tóm 51% cổ phần tại FCM và trở thành cổ đông chiến lược tại đơn vị này.
Tại ĐHĐCĐ bất thường của FCM mới đây, các cổ đông công ty này đã thông qua việc CTCP Đầu tư Phan Vũ trở thành cổ đông chiến lược, nắm giữ 51% cổ phần. Đồng nghĩa 2 doanh nghiệp cung cấp cọc bê tông hàng đầu Việt Nam sẽ về cùng "một nhà". Nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết để sở hữu 51% FCM, Phan Vũ phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng.
Thương vụ bạc tỷ này diễn ra khá bất ngờ bởi cả hai đều đang là một trong những nhà cung cấp cọc bê tông hàng đầu Việt Nam. Phan Vũ được biết đến nhiều hơn ở phía Nam, và do Tập đoàn cọc bê tông lớn nhất Nhật Bản Japan Piles nắm cổ phần chi phối. Hiện Phan Vũ có tới 6 nhà máy sản xuất cọc bê tông ly tâm ứng suất trước trải khắp cả nước, với doanh thu hàng năm khoảng 2.000 tỷ đồng, dự kiến năm nay đạt khoảng 2.500 tỷ đồng.
Còn Khoáng sản FECON hiện đang là doanh nghiệp sản xuất cọc bê tông duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán. Đơn vị này được biết đến là nhà cung cấp cọc bê tông lớn nhất miền Bắc, công suất 9.000 m/ngày. Doanh nghiệp này cũng đã sớm đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất cọc bê tông ly tâm dự ứng lực có đường kính lớn nhất miền Bắc theo tiêu chuẩn Nhật Bản, chuyên cung cấp cho các công trình lớn. Hiện FCM đang sở hữu 2 dây chuyền sản xuất tại Hà Nam, FCM còn là công ty mẹ của FECON Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Tại ĐHCĐ bất thường, đại diện của Phan Vũ hé lộ lý do đầu tư vào FCM là bởi đơn vị này muốn mở rộng thị phần, nhằm vươn "cánh tay" ra thị trường miền Bắc. Ngược lại, phía FCM cũng sẽ phát huy được hết thế mạnh ở vùng nguyên liệu rẻ nhất Việt Nam để nâng cao năng suất, hai bên sẽ có thể mở rộng ra cả thị trường nước ngoài.
Thay vì việc cứ 2 năm Phan Vũ sẽ xây dựng hoặc đầu tư một nhà máy ở phía Bắc để mở rộng thị phần, thì công ty này đã chọn hướng mua 51% FCM, để có thể sở hữu ngay lợi thế của đơn vị này. Ngoài ra, Phan Vũ còn đánh giá cao sự tăng trưởng ổn định 15% mỗi năm của FCM trong giai đoạn 2012-2017.
Sau khi cả hai bên cùng hợp tác, ông Hà Thế Phương, Chủ tịch HĐQT của FCM cho biết, công ty sẽ được tiếp cận về công nghệ, nguồn vốn vay từ ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp, quản trị tài chính, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, để mở rộng thị trường và dành thị phần từ các đối thủ.
Đặc biệt, Phan Vũ hiện đang sở hữu công nghệ sản xuất, thi công cọc ly tâm ứng xuất trước được chuyển giao từ Japan Pile - Tập đoàn cọc bê tông ly tâm lớn nhất Nhật Bản. Điều này sẽ giúp FCM có thể có thêm những sản phẩm mới, theo kịp thời đại.
Ông Phương chia sẻ, hợp tác với Phan Vũ, FECON sẽ tái cấu trúc lại nguồn vốn để cùng Phan Vũ đầu tư thêm một dây chuyền cọc có đường kính lớn (D700 – D1200), mở rộng nhà máy FECON Nghi Sơn (Công ty con của FCM).
FECON Nghi Sơn có thế mạnh với nguồn nguyên liệu giá rẻ và vị trí thuận lợi trong việc vận tải đường biển đi đến các công trình dọc đất nước cũng như xuất khẩu ra các nước trong khu vực.
Trong thời gian tới, khi dây chuyền mới đi vào hoạt động, FCM đặt mục tiêu doanh thu lên tới 1500 tỷ/năm.
Hiện nay, đa phần các dự án bất động sản lớn đều sử dụng cọc bê tông dự ứng lực, là sản phẩm không thể thiếu ở các công trình là khu công nghiệp, nhà máy, kho, xưởng, cảng biển …Vì thế, gần đây FCM thường có mặt ở những dự án lớn như nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), Dự án Vinfast (Hải Phòng), dự án tòa nhà trụ sở Viettel (Hà Nội) dự án Nhà máy LG Display Hải Phòng, Dự án Casino Nam Hội An (Quảng Nam)…

Bình Dương tăng kiểm tra bệnh dịch tả heo Châu Phi

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành văn bản về việc ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả heo Châu Phi (ASF) trên địa bàn tỉnh.
binh duong tang kiem tra benh dich ta heo chau phi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Công điện khẩn 6741/CĐ-BNN-TY​ ngày 30/8 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động thực hiện các biện pháp tuyên truyền đến dân cư trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, không tham gia buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn nhập lậu vào trong nước tiêu thụ, không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh;
Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo quy định; tổ chức giám sát chặt chẽ và tăng cường công tác kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh.
Theo Báo Bình Dương, trên địa bàn tỉnh tính đến giữa năm nay có 122 trang trại chăn nuôi heo thịt, heo giống chất lượng cao với tổng đàn gần 400.000 con. Tình hình sản xuất chăn nuôi cho thấy đàn heo đạt trên 601.000 con (tăng 11,78% so với cùng kỳ năm ngoái). Giá heo hơi trên địa bàn tỉnh tăng mạnh vào cuối tháng 6 khi ở mức 46.000 đồng/kg, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước và tăng 44% so với quý I.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Thiếu gia TTC ‘ngồi ghế nóng’ trong Shark Tank Việt Nam tập 12

"Cá mập" khách mời Đặng Hồng Anh, Phó chủ tịch tập đoàn Thành Thành Công, sẽ xuất hiện trong Shark Tank Việt Nam tập 12 vào tối 19/9.
Vị doanh nhân đa tài
Doanh nhân Đặng Hồng Anh – Phó chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) – nổi tiếng trong giới kinh doanh là người đa tài, vừa giỏi kinh doanh vừa đạt nhiều thành tích trong văn hóa, thể thao. Là con trai Chủ tịch TTC, ông không yên vị mà sớm bươn chải, tích lũy kinh nghiệm thương trường.
thieu gia ttc ngoi ghe nong trong shark tank viet nam tap 12
Đặng Hồng Anh – Phó chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, Người sáng lập & Chủ tịch DHA Medic - là nhà đầu tư khách mời trong Shark Tank Việt Nam mùa 2.
Mở tiệm bán canh cá với số vốn vỏn vẹn 5 triệu đồng là dấu mốc đầu tiên trong sự nghiệp kinh doanh của Hồng Anh. Tuổi 18 của ông trôi qua với công việc từ bưng đồ ăn đến quản lý cửa hàng. Sau đó, ông chuyển sang buôn bán cây cảnh, sắt thép.
Tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh tại Đại học Hùng Vương, thiếu gia TTC trở về làm Phó giám đốc cho công ty gia đình. Năm 24 tuổi, ông chuyển sang mảng bất động sản, đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thường Tín (Sacomreal). Ông nhanh chóng biến Sacomreal từ nhỏ bé trở thành doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng lúc niêm yết.
Bên cạnh thành công, Hồng Anh nếm trải khá nhièu "trái đắng" khi Sacombank, Sacomreal lần lượt khủng hoảng bởi những tin đồn vào năm 2012. Nhưng khó khăn càng khẳng định năng lực của ông và người cha. Ngày 29/3 vừa qua, Sacomreal chính thức đổi tên thành TTC Land với 36% cổ phần thuộc về gia đình ông.
Ngoài bất động sản, TTC còn đầu tư đa lĩnh vực như năng lượng, mía đường – nông sản, giáo dục. Rời vị trí Chủ tịch TTC Land, Hồng Anh lấn sân sang mảng y tế bằng DHA Medic – hệ thống phòng khám đa khoa, liên chuyên khoa, bác sĩ gia đình. Công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân theo chuẩn mực mới hiện đại, gần gũi, tận tâm.
Hồng Anh chia sẻ, tố chất vận động viên giúp ông rất nhiều trong công việc kinh doanh. Nếu vận động viên thi đấu đỉnh cao cần nghiên cứu chiến thuật cho từng đối thủ, thì doanh nhân cần chuẩn bị kỹ, bền bỉ theo đuổi mục tiêu đến cùng. Triết lý này là vũ khí khiến ông đánh nhanh thắng nhanh trên mọi mặt trận.
"Cá mập" săn start-up cộng đồng
Mới nhận chức Tân Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ, Đặng Hồng Anh thể hiện sự quan tâm đến giới khởi nghiệp khi tham gia Shark Tank Việt Nam dưới vai trò nhà đầu tư khách mời. Đặc biệt, 2 doanh nghiệp ông điều hành là TTC và DHA Medic là đơn vị tài trợ cho chương trình năm nay.
"Là người thuộc thế hệ 8x được kế thừa, kỳ vọng, tôi rất muốn làm gì đó để khẳng định với thế giới. Tôi đã dành thời gian để trải nghiệm những công việc kinh doanh vặt vãnh nhất, đến điều hành những công ty lớn để thể hiện sự đóng góp của bản thân. Tôi tham gia Shark Tank cũng vì lý do đó", Hồng Anh tiết lộ.
Trả lời phỏng vấn tại sự kiện Họp báo Shark Tank mùa 2, doanh nhân sinh năm 1980 nhận định, thí sinh năm nay chắc chắn đưa ra nhiều ý tưởng sát thực tiễn. Doanh nhân 38 tuổi nói bản thân ông rất hiểu startup muốn gì, cần hỗ trợ gì vì từng đầu tư cho Vntrip và cũng đang khởi nghiệp DHA Medic. "Tham gia chương trình, tôi tự tin sẽ có quyết định săn mồi đúng đắn với những công ty có ý tưởng phù hợp chủ trương mong muốn của mình", ông tuyên bố.
Về khẩu vị đầu tư, chiến lược "săn mồi" để cạnh tranh cùng nhà đầu tư chính, "shark" Hồng Anh cho rằng mỗi người có sở trường khác nhau dựa trên quá trình gắn kết họ và công việc có liên quan đến ngành nghề hay mong muốn bản thân. Từng làm nhiều lĩnh vực nhưng ông ưu tiên startup liên quan đến cộng đồng.

Vài chục triệu đồng một kg nấm matsutake

Trong khi tại Trung Quốc, nấm matsutake bán với giá 2,7 triệu đồng một kg thì về Việt Nam chúng có giá vài chục triệu đồng.
Chị Thanh, ở quận Bình Thạnh (TP HCM) khoe vừa mua được 2 lạng nấm matsutake - loại được mệnh danh là "ngon nhất thế giới" về dùng thử.
"Tôi khá mê các loại nấm nên khi thấy nhiều cửa hàng quảng bá sản phẩm này nên đặt ăn thử. Loại này tôi đặt mua từ tháng 8 nhưng phải đến tháng 9 mới được nhận hàng vì chủ cửa hàng cho biết chúng hiếm và phải săn mua mới có", chị Thanh nói và cho hay, chị phải trả 3,6 triệu đồng để mua được 2 lạng nấm. Loại nấm này mùi khác các nấm thông thường ở Việt Nam nhưng về vị thì không khác nhiều, chúng khá dai và ngọt.
vai chuc trieu dong mot kg nam matsutake
Nấm matsutake về Việt Nam có giá đắt đỏ.
Cũng vừa mới đặt mua nửa kg nấm, chị Loan ở quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, phải đến đầu tháng 10 chị mới được nhận hàng. "Ban đầu tôi định đặt 3 lạng để dùng thử trước nhưng cửa hàng chuyên bán các loại thảo dược ở quận Bình Thạnh (TP HCM) chỉ nhận đặt hàng từ 0,5kg trở lên. Nên tôi quyết định bỏ ra 10 triệu đồng để mua nửa kg, vừa dùng thử vừa để biếu", chị Loan chia sẻ và cho biết, vì loại này khá hiếm nên chị buộc phải đặt mua ở một cửa hàng uy tín tại TP HCM. Sau khi hàng về, nấm của chị sẽ được chuyển ra Hà Nội bằng máy bay.
Là đơn vị chuyên nhập khẩu các đặc sản quý hiếm, cửa hàng chuyên kinh doanh thảo dược ở quận Bình Thạnh cho biết, đang bán nấm matsutake hay còn gọi là tùng nhung với giá 18 triệu đồng một kg. Từ tháng 8 đến nay cửa hàng mới chỉ nhập được 2 lần nhưng về đến đâu hết đến đó. Đây là loại nấm quý hiếm, chúng chỉ có vào mùa thu, không thể trồng nhân tạo, chỉ mọc ở những khu rừng nơi cây tùng phát triển kém. Sau khi hái, chính tại chỗ đó cây khác không mọc lên được. Do đó, số lượng nấm này có hạn chứ không đại trà như các loại khác.
"Hiện nay, ở đất nước Bhutan, nấm vào mùa thu hoạch nên giá hạ nhiệt hơn so với đầu tháng 8. Năm ngoái, có những thời điểm nấm lên tới 40 triệu đồng một kg", cửa hàng này cho biết.
Cũng nhập nấm matsutake về bán, anh Hòa, chủ cửa hàng thực phẩm ở quận 3 cho biết, loại này được anh xách tay từ Nhật. Vì không có nguồn hàng tại Bhutan nên sau khi lấy lại từ khách hàng Nhật thì giá bị đẩy lên cao. Nhưng vì loại này không có nhiều nên mỗi lần về chỉ nhập 5-10kg, do đó khách phải đặt trước mới gom hàng và vận chuyển về Việt Nam. Nấm tươi cũng chỉ có trong 3 tháng nên nếu mua không đúng mùa thì khách chỉ mua được nấm khô.
Nấm matsutake hay nấm tùng nhung là một loại nấm thường được tìm thấy ở những cánh rừng tùng quanh năm có mây mù, tuyết, độ ẩm cao, cách mặt nước biển 2.500 m trở lên, như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc (Côn Minh), Nga. Loại nấm này trở nên nổi tiếng nhờ các món ăn Nhật Bản. Tại cuộc gặp Bàn Môn Điếm năm 2018, lãnh đạo Triều Tiên đã gửi 3 tấn nấm tươi matsutake với trị giá 2,6 triệu USD (gần 6 tỷ đồng), cho Tổng thống Hàn Quốc.
Nấm tùng nhung có màu nâu nên khá giống với màu lá thông mục và màu đất. Chỉ đúng tháng 8 hàng năm là thời điểm nấm mọc. Vì đặc tính riêng biệt là nấm tùng nhung chỉ bám vào phần rễ nhỏ của cây thông sống nên rễ tạo ra khuẩn, nhờ khuẩn đó mà cây nấm mọc lên. Hiện vẫn chưa thể nhân tạo ra loại nấm này, mà chỉ có thể thu hoạch ngoài tự nhiên. Nấm được nhập khẩu vào Nhật Bản với mức giá khá hấp dẫn nhưng sau khi chế biến chúng được bán ra mới mức giá lên trên 2.000 USD một kg, tức gần 50 triệu đồng.
Trên website Amazon của Nhật, 100gram nấm tùng nhung tươi được bán với giá 2,7 triệu đồng. Còn tại website Alibaba.com, một kg nấm này có giá 30 - 60 USD (600 -1,4 triệu đồng). Tuy nhiên, để mua được mức giá này phải là khách hàng doanh nghiệp và số lượng đặt hàng tối thiểu là 50 kg. Hàng được gửi từ Trung Quốc. Trên Taopao của Trung Quốc, nấm này được bán với giá 120 USD một kg (2,7 triệu đồng).

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Thương vụ bạc tỷ: Đánh tr��ng tâm lý của Shark Thủy, start-up nhận nửa triệu đô cho sản phẩm duy nhất tại Việt Nam

Chú trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, do đó khi các Shark khác đều từ chối cấp vốn thì Shark Thủy lại mạnh tay "rót" nửa triệu USD cho start-up tham vọng thay đổi hành vi sử dụng iPad của trẻ em.
Khán giản chương trình Thương vụ bạc tỷ – Shark Tank Việt Nam 2018 tập 11 phát sóng ngày hôm qua đã chứng kiến màn gọi vốn thành công của Giám đốc điều hành Công ty CP Magic Book - Bùi Quang Huy.
Tham gia chương trình, Bùi Quang Huy kêu gọi các Shark đầu tư số vốn 500.000 USD lấy 20% cổ phần công ty cho sản phẩm đồ chơi thông minh Magic Book.
Nắm bắt được tâm lý của trẻ em hiện nay thường rất say mê các thiết bị điện tử, công nghệ và sử dụng thành thạo, trong khi đó các bậc phụ huynh lại tỏ ra dè chừng, lo ngại khi con mình sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều.
Từ đây, công ty của Bùi Quang Huy giới thiệu sản phẩm "chiều lòng" được đối tượng khách hàng là cả trẻ em lẫn bố mẹ trẻ.
Thương vụ bạc tỷ: Đánh trúng tâm lý của Shark Thủy, start-up nhận nửa triệu đô cho sản phẩm duy nhất tại Việt Nam  - Ảnh 1.
Magic Book ra đời với mong muốn giải quyết thực trạng trẻ em sử dụng công nghệ thường có xu hướng lãng quên các trò chơi truyền thống. (Ảnh cắt từ clip)
Để giới thiệu và chứng minh những ưu điểm trong sản phẩn của mình, Quang Huy nhờ người bạn đồng hành nhí của mình là bé Tuyết Nhi sử dụng bộ sản phẩm ngay tại trường quay. Bé Tuyết Nhi sẽ vẽ chân dung Shark Nguyễn Xuân Phú bằng bút màu trên giấy, nhờ vào sự hỗ trợ của Ipad tạo nên sự sinh động, trực quan và thu hút bé vẽ tranh.
Giám đốc công ty Magic Book khẳng định, hệ thống sản phẩm đồ chơi thông minh Magic Book đã được sản xuất thành công và đưa ra thị trường vào năm 2017: "Magic Book là nền tảng kết hợp giữa thiết bị công nghệ và đồ chơi vật lý, để tạo ra các sản phẩm giúp các trẻ em có độ tuổi từ 3 - 15 học tập, vui chơi an toàn.
Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cũng như khu vực châu Á đi theo xu hướng kết hợp công nghệ với đồ chơi vật lý".
(Ảnh cắt từ clip)
Sau phần giới thiệu của star-up, các Shark tỏ ra chưa được thuyết phục và bắt đầu quan tâm đến doanh thu, thị trường của mặt hàng đồ chơi công nghệ kết hợp giáo dục.
"Bộ kit này giá bán trên thị trường khoảng 150.000 đồng, còn các bộ dùng để chơi khoảng 250.000 đồng. Hiện tại công ty đã cho ra các sản phẩm để các bé: tập vẽ, học tiếng Anh, học tiếng Việt, phát triển tư duy sáng tạo, chơi xếp hình, xếp chữ...
Magic Book đang được bán hàng trực tiếp qua website, các kênh truyền thống như: nhà sách, cửa hàng đồ chơi thông minh và một số trang thông tin thương mại điện tử lớn như: Lazada, Tiki…
Sau 6 tháng thử nghiệm thị trường, Magic Book đã bán được 1.500 sản phẩm tương dương doanh số khoảng hơn 300 triệu trong 3 tháng đầu tiên, hiện tăng 4.000 sản phẩm trong 3 tháng gần đây".
Trả lời câu hỏi của Shark Thủy, giám đốc điều hành công ty chia sẻ chi phí sản xuất một sản phẩm chiếm 25%, chi phí phần mềm sau 2 năm đầu tư là 2,5 tỷ đồng.
Thương vụ bạc tỷ: Đánh trúng tâm lý của Shark Thủy, start-up nhận nửa triệu đô cho sản phẩm duy nhất tại Việt Nam  - Ảnh 3.
Quang Huy dự kiến trong năm đầu tiên sẽ bán ra 4.000 sản phẩm, năm thứ 2 là 100.000 sản phẩm và năm thứ 3 là 150.000 sản phẩm. Như vậy, sau 3 năm nhà đầu tư có thể nhanh chóng thu hồi vốn.
Start-up cho biết, Magic Book tập trung chính vào đối tượng 5 -12 tuổi nhưng biên độ cho phép có thể mở rộng trong khoảng 3-15 tuổi, bởi chẳng hạn như việc học tiếng Anh thì có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, do vậy dung lượng thị trường tiềm năng này có khoảng 7,5 triệu người dùng.
Thương vụ bạc tỷ: Đánh trúng tâm lý của Shark Thủy, start-up nhận nửa triệu đô cho sản phẩm duy nhất tại Việt Nam  - Ảnh 4.
Các Shark cho rằng dự án của Quang Huy chưa đo được bằng doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời, Shark Thuy cũng vô cùng băn khoăn, sản phẩm kết hợp giữa công nghệ - vật lý và giải trí - giáo dục thì sẽ làm không tới
Cuối cùng, Bùi Quang Huy đã đánh trúng tâm lý của Shark Thủy, là một người vốn quan tâm về giáo dục, khi anh khẳng định: "Nền tảng phát triển của công ty bọn em là làm về sản phẩm giáo dục ứng dụng công nghệ và trong công nghệ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, kích thích trẻ vừa học, vừa chơi lâu hơn..."
Lời khẳng định dùng công nghệ hỗ trợ cho giáo dục đã cởi bỏ được sự đắn đo của Shark Thủy trước đó: "Anh nghĩ hướng đi này có tiềm năng, vì hiện nay công nghệ trong giáo dục là thị trường rất phát triển trong tương lai. Nhưng nếu em vẫn giữ cách làm cũ thì anh nghĩ sẽ gặp rất nhiều khó khăn".
Dù hơi băn khoăn về định vị của Magic Book, Shark Thủy vẫn đề nghị 300.000 USD đổi lấy 30% cổ phần công ty và 300.000 USD còn lại là trái phiếu chuyển đổi trong vòng hai năm.
Shark Thủy quyết định chi nửa triệu USD vào start-up tham vọng sử dụng công nghệ cho giáo dục, dù màn gọi vốn chưa thực sự thuyết phục.
Trước lời đề nghị này, giám đốc điều hành Bùi Quang Huy bày tỏ mong muốn nhận được 300.000 USD để đổi lấy 30% cổ phần từ Shark. Tuy nhiên, mức định giá này ngay lập tức bị Shark Thủy bác bỏ, ông phân tích:
"Anh nghĩ mức giá anh đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Vấn đề của em là sản phẩm chưa có doanh thu, chưa chứng minh độ hot của sản phẩm. Công ty không thể định giá 2,5 triệu USD được, chỉ dao động từ 600.000-700.000 USD thôi".
Cuối cùng, thương vụ thành công, hứa hẹn làm thay đổi hành vi sử dụng các thiết bị công nghệ của trẻ em, mang lại nhiều lợi ích cho trẻ khi ứng dụng công nghệ vào giáo dục.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Chuyện gì xảy ra với giá cà phê?

Chị Thu, chủ một doanh nghiệp thu mua và cung ứng cà phê xuất khẩu đóng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, thở dài ngao ngán vì còn đến 200 tấn cà phê mua xong chưa bán được.
chuyen gi xay ra voi gia ca phe
Nguồn: ICO
Trước ly cà phê pha để đến nguội chưa uống, chị đang mong thời gian chậm lại vì còn hơn nửa tháng nữa thôi là thị trường cà phê thế giới và Việt Nam bước qua niên vụ mới 2018-2019.
Không trữ, nhưng... Kẹt không bán được!
Thường hai tháng 9 và 10 hàng năm, khoảng thời gian mà các nhà kinh doanh cà phê gọi là "giáp hạt", hàng hóa cũ nếu còn tồn thì cũng rất ít, trong khi cà phê của mùa mới chưa kịp ra hàng. Nhưng năm nay, trường hợp như chị Thu khá phổ biến. Cũng như chị, nhiều người nghĩ giá cà phê nguyên liệu mỗi ki lô gam mức 37.000 đồng là rẻ rồi nên mua vào. Không ngờ giá liên tục giảm, đến nay cứ mỗi tấn bị lỗ 5 triệu đồng, tính ra giá trị của 200 tấn cà phê trong kho của chị Thu đã giảm so với vốn bỏ ra mua ban đầu là 1 tỉ đồng, chưa kể tiền trả lãi vay ngân hàng và giá trị bị hao hụt tự nhiên vì lưu kho lâu ngày.
Dù không có ý định trữ, nhiều doanh nghiệp đã không bán được hàng vì không cân đối được đầu vào và đầu ra. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu cứ báo rằng chưa có hợp đồng mới nên hàng hóa nhiều nơi vẫn bị "kẹt cứng" trong kho nhà riêng hay tại nơi ký gửi.
Càng lo hơn khi có quá nhiều thông tin cho rằng sản lượng cà phê Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và đứng nhì về cà phê robusta, năm nay đã thu hái xong với 60 triệu bao (60 ki lô gam/bao). Nhiều công ty nước ngoài có nhân lực rảo quanh vùng sản xuất để điều tra sản lượng cũng báo rằng niên vụ tới cà phê Việt Nam được mùa. Dù chưa biết tin ai, nhưng vừa qua ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao (Vicofa), cho biết sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ tới, bắt đầu từ 1-10-2018, giảm 3,4% (còn 28,5 triệu bao) nên "cũng hơi đỡ lo", chị Thu tự an ủi thế.
Lý do rớt giá
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) cho biết mặt bằng giá bình quân cà phê thế giới nói chung tính theo chỉ báo phức hợp của họ trong tháng 8-2018 giảm xuống mức sâu nhất kể từ 57 tháng nay, còn ở mức 102,41 xu/cân Anh (cts/lb), tương đương với 2.258 đô la Mỹ/tấn, ngang với mức đã từng xuất hiện vào tháng 11-2013.
Riêng về cung cầu, lượng đơn hàng chào bán nhiều hơn mua. Thật vậy, trong mười tháng đầu niên vụ hiện hành (tháng 10-2017 đến tháng 8-2018), xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 101,2 triệu bao, tăng 0,9% so với cùng kỳ 2017. Tháng 8-2018 cũng là tháng thứ ba liên tiếp giá cà phê thế giới giảm, giá robusta, loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam giảm 4,4% và giá arabica chế biến khô của Brazil giảm 5,5%. Chỉ trong tháng 7-2018, hai nước đứng đầu xuất khẩu cà phê thế giới này đã đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ 2017 rất ấn tượng: Brazil tăng 24,2%, đạt 2,33 triệu bao, và Việt Nam tăng 20,7%, đạt 2,22 triệu bao.
Nếu giá trên các sàn kỳ hạn robusta London và arabica New York phần nào đó phản ánh cung cầu, thì ai mua hàng từ đầu năm để trữ đến nay đều lỗ, với robusta giảm 18% và arabica mất 27,5%.
Đoán giá cà phê đầu mùa
Đương nhiên các dự báo đều rất cẩn thận, nhưng ít ai dám nói giá cà phê sẽ tăng mạnh từ nay cho đến cuối năm 2018.
Brazil được mùa, đó là điều cần khẳng định. Trước đây, khi nghe nói Brazil đạt chừng 50 triệu bao, các nhà kinh doanh cà phê thế giới phải trố mắt và lo ngại cho sự ổn định của giá cả, thì nay với 60 triệu bao, chuyện gì đến phải đến.
Chỉ nói riêng Brazil với tư cách là nước cạnh tranh xuất khẩu robusta đáng gờm nhất của Việt Nam, nước này có lợi thế là họ tiêu thụ nội địa lớn. Khi giá robusta rẻ, họ để dành tiêu thụ trong nước, khi giá robusta cao so tương quan với giá arabica, họ lại xuất khẩu robusta và sẵn sàng chấp nhận bán với giá rẻ hơn. Lại thêm đồng tiền reais Brazil (BRL) đang mất giá liên tục, từ 3,5 BRL ăn 1 đô la Mỹ thì nay có khi đến 4,2 BRL, nên đã khuyến khích nông dân Brazil bán mạnh.
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các khối nước như Trung Quốc, EU... Đã gây bất lợi cho giá nông sản nói chung, kể cả các loại nông sản mà Mỹ là nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu như đậu nành, bông vải...
Giá trị đồng đô la Mỹ có khuynh hướng tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, cũng ảnh hưởng xấu đến giá hàng hóa nông sản nói chung.
Lãi suất ngân hàng tăng, khả năng tiếp cận nguồn vốn thu mua khó sẽ làm nhà nhập khẩu cà phê chỉ mua khi cần và mua một cách thận trọng với lượng hạn chế.
Đó là bức tranh chung của thị trường cà phê thế giới trong những tháng cuối năm 2018. Nhìn theo hướng này xem ra gam màu xám còn khá đậm, nhưng đấy là thực tế những gì đang xảy ra.
Nếu như giá trên sàn kỳ hạn robusta London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng làm tham chiếu, cuối tuần trước (8/9/2018) đóng cửa ở mức 1.491 đô la/tấn sau khi vượt khỏi đáy 1.465 đô la/tấn, và giá cà phê nội địa ở mức 32 triệu đồng/tấn, thì dám nói rằng đó chưa phải là mức thấp nhất cho khoảng thời gian từ nay đến cuối năm.

Các 'cá mập' ức chế với anh chàng sản xuất game gây ức chế

Cả 5 nhà đầu tư đều từ chối rót vốn vào Sprint Hero trong Shark Tank Việt Nam vì cho rằng phần trình bày của nhà sáng lập gây ức chế hơn game.
Thách thức Flappy Bird
Ra mắt Shark Tank Việt Nam vào tối 12/9 với phong cách ninja (bịt mặt), Phạm Mỹ Mãn giới thiệu đến nhà đầu tư dự án game ức chế tới mức muốn đập điện thoại - Sprint Hero – do anh tự lập trình. Anh kêu gọi số tiền 5 tỷ đồng đổi lấy 10% cổ phần Công ty Agritelecom.
thach thuc flappy bird start up gay uc che ra ve tay trang trong shark tank viet nam
Phạm Mỹ Mãn, người tạo ra trò chơi ức chế Sprint Hero trong Shark Tank Việt Nam vào tối 12/9.
Mỹ Mãn cho biết, Sprint Hero thực sự khác biệt, gây ức chế gấp nhiều lần so với Flappy Bird - một trong những trò chơi đình đám từng là niềm tự hào của người Việt. Khi Sprint Hero ra mắt, trò chơi đã được loạt báo Việt, Nga, Hungary và cả Google News đưa tin.
Chàng kỹ sư Đại học Bách Khoa TP.HCM tự tin khẳng định mình có thể thiết kế được hết các phần mềm về viễn thông, công nghệ thông tin có giá trị triệu USD. Anh còn tự chuẩn bị nền tảng rất lớn để xây dựng công ty tỷ USD. Sau khi đạt mục tiêu, anh sẽ đủ sức mạnh trí tuệ, tài chính, công nghệ để can thiệp vào nền công nghiệp Việt Nam.
"Hiện nay trên thế giới không ai thiết kế được với số lượng không giới hạn ngoài em. Nếu nhà đầu tư tin tưởng vào những người trẻ dám nghĩ dám làm thì hãy rót vốn cho em", Mỹ Mãn tuyên bố.
Tham vọng trở thành triệu phú
Hiện tại, LightEaters là trò chơi gây sốt trên thị trường với 50 triệu lượt tải, thu về 3 triệu USD/ tháng. Nhưng ông chủ nhỏ cho rằng Sprint Hero gây ức chế, gây nghiện mạnh hơn. Mặc dù game mới đạt khoảng 10 nghìn lượt tải nhưng anh kỳ vọng công ty sẽ tạo ra doanh thu 5 triệu USD/tháng.
Ngoài ra, nhà sáng lập còn hăng hái chia sẻ thông tin, kiến thức về marketing, sale mà anh nghiên cứu với dàn "cá mập". Nếu có khoản đầu tư 5 tỷ đồng, Mỹ Mãn không giấu tham vọng rằng nhanh chóng trở thành triệu phú USD.
Giám đốc CyberAngent – ông Nguyễn Mạnh Dũng – nói ông từng đầu tư vào Colobox là công ty game ức chế đầu tiên Việt Nam phát triển trên nền tảng Smartphone. Sau 1 tháng, trò chơi có 2 triệu lượt tải, nhưng không đi đến đâu dù năng lực sản xuất ra rất nhiều. Người dùng có nhiều lựa chọn, Sprint Hero chỉ là 1/5.000 trò chơi lựa chọn được đẩy lên App Store hằng ngày.
"Em không quan tâm một ngày có bao nhiêu app lên Store, em nhỏ mà quan tâm số đông sao? Quan trọng là cái đầu", Mỹ Mãn đáp lại. Anh vẫn tự tin so sánh bản thân với hai "đại gia" ngành game là Fando và Ketchapp.
Chàng trai tiết lộ, anh bắt đầu khởi nghiệp từ khi là sinh viên khi thành lập hội Gia sư giỏi. Tốt nghiệp đại học, anh thành lập dự án về phần mềm quản lý nha khoa. Tuy nhiên, công ty đã thất bại và anh đang bị lưu tên tại chi cục thuế vì không có tiền đóng thuế.
Phần trình bày ức chế hơn game
Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú là người đầu tiên từ chối rót vốn. Ông Dũng cũng nhanh chóng rút lui vì cho rằng lĩnh vực này quá cũ, không mới. Thậm chí, ông đã từ bỏ đầu tư game từ nhiều năm trước.
"Tôi thấy là bạn giống như cuốn sách. Tất cả những gì bạn nói ra đều là lý thuyết hết. Bạn đang dạy lại tôi về tiếp thị, thu hút khách hàng trên AppWork. Tôi thấy rất buồn cười. Đó là những điều quá cơ bản và cách bạn nói như vừa mới khám phá ra. Bạn không chia sẻ điều gì mới mẻ, cụ thể dựa trên những việc bạn thực hiện. Tôi có cảm giác bạn chưa đủ kinh nghiệm về thực tế, nên tôi không đầu tư", Thái Vân Linh nói.
Phó chủ tịch tập đoàn CEN thẳng thắn trải lòng vì cảm thấy quá ức chế nên không xuống tiền. Ông Hưng khuyên Mỹ Mãn đừng nghe các "shark" vì chưa ai có doanh nghiệp tỷ USD. Đồng quan điểm với 4 nhà đầu tư, ông Nguyễn Ngọc Thủy "lắc đầu" kèm theo lời khuyên startup nên thực tế hơn.
"Có vẻ em sống trong môi trường ảo nhiều quá nên phần trình bày kinh doanh của em không thực tiễn", ông bình luận.
Khi nhà sáng lập rời đi, cả 5 doanh nhân đều bày tỏ sự ức chế. Nhà đầu tư Hưng, Dũng liên tục bày tỏ quan điểm "game ức chế dễ sợ", "trình bày còn ức chế hơn"