Bộ NN-PTNT cho biết, trước tình hình ngành chăn nuôi đang rơi vào bế tắc, nhất là giá heo hơi tụt sâu xuống dưới 30.000 đồng/kg suốt nhiều tháng liền, liên tục “phá vỡ kỷ lục”, làm nhiều hộ nông dân đứng trước bờ vực phá sản, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thực hiện nhiều giải pháp để “cứu” ngành này.
Theo cập nhật của Cục Chăn nuôi vào ngày 19-4:
Có địa phương hiện giá heo hơi đã giảm mạnh, chỉ còn 25.000 đồng/kg nhưng điều nghịch lý là trên thị trường, giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao do tư thương hưởng lợi.![]() |
Bộ NN-PTNT kiến nghị nhiều giải pháp giải cứu ngành chăn nuôi. Ảnh ST |
Theo báo SGGP, trước thực trạng dó, Bộ NN-PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp Kinh doanh đẩy mạnh áp dụng các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và giá bán các sản phẩm đầu vào cho ngành chăn nuôi, nhất là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; đồng thời phối hợp Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương đẩy nhanh các biện pháp đàm phán nhằm tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo cả biên mậu và chính ngạch.
Bộ NN-PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ cho người chăn nuôi, người kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thú y. Đặc biệt, yêu cầu các doanh nghiệp có năng lực dự trữ, chế biến và tiêu thụ nhiều thịt như Vissan, Hapro Hà Nội, Việt Đức, Saigon Co.op, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, các đơn vị quân đội… tăng cường thu mua giết mổ cấp đông đối với thịt heo, thịt gia cầm giết mổ, nhất là trong những tháng mùa hè sắp tới.
Bên cạnh đó, xem xét dừng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản phẩm thịt và phủ tạng từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm bảo vệ thị phần cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước, hạn chế rủi ro lây lan dịch bệnh, ngăn chặn nguy cơ “thực phẩm bẩn” quay lại thị trường nội địa. Phần lớn các nguồn thịt ngoại vào nội địa là hàng tạm nhập tái xuất. Được biết, mỗi năm có khoảng 3 triệu tấn các công hàng khổ lớn là sản phẩm thịt và phủ tạng động vật quá cảnh qua Việt Nam.
Về lâu dài, Bộ NN-PTNT sẽ triển khai các giải pháp áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành và chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm tăng sức mua trong nước và mở rộng xuất khẩu tới các thị trường còn nhiều tiềm năng. Đề nghị các địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh và hạn chế mở mới các cơ sở chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp (hiện tổng công suất các nhà máy có đăng ký kinh doanh đã đạt trên 31 triệu tấn thức ăn/năm, vượt xa so với kế hoạch sản xuất tới năm 2020 là 25 triệu tấn).
![]() |
Giá heo hơi giảm mạnh, bà con nông dân lao đao. Ảnh ST |
Theo VOV, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến giữa tháng 3, cả nước đã nhập khẩu gần 7.800 tấn thịt lợn các loại, trị giá hơn 9,4 triệu USD. Con số này tăng gần 16% về lượng và 21% về trị giá so với cùng kỳ. Như vậy, tính bình quân mỗi kg thịt lợn khi nhập khẩu về Việt Nam có giá 1,2 USD (khoảng 27.000 đồng).
Vào năm 2016, lượng thịt lợn các loại được nhập khẩu về Việt Nam đạt 39.400 tấn, trị giá 44 triệu USD. Trong đó, chủ yếu là phụ phẩm sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh với giá bình quân 21.000 đồng; thịt lợn tươi giá khoảng 35.900 đồng/kg.
Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, trước tình trạng lợn ế, lợn rẻ như hiện nay thì Bộ Công Thương và Cục Thú y phải vào cuộc, đi đến những ký kết để xuất khẩu lợn thịt ra nước ngoài, giải quyết tình trạng ế ẩm của lợn thịt trong nước.
“Chúng ta không nên chỉ hướng tới mỗi thị trường Trung Quốc mà còn có nhiều thị trường khác như Brunei, Nhật Bản…,” ông Lịch nói.
Nguồn: VietNambiz
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.