Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) trong gần 5 tháng đầu năm, giá phân bón thị trường trong nước và thế giới liên tục leo thang.
Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/phan-bon-69.htm
Tại thị trường trong nước, giá phân bón sản xuất trong nước tăng từ 8% - 55% tùy loại so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, phân urê tăng từ 7.100 đồng/kg lên 11.000 đồng/kg, tăng 55%; phân DAP tăng từ 8.600 đồng/kg lên 11.800 đồng/kg, tăng 37%; phân NPK tăng 15% - 20%.
Đối với phân bón nhập khẩu, tỷ lệ tăng cao hơn so với phân bón sản xuất trong nước, tăng từ 43%-77% tùy theo loại phân bón.
Cụ thể, phân SA tăng 79%; phân DAP tăng từ 10.500 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg, tăng 43%; phân kali clorua dạng bột tăng từ 6.100 đồng/kg lên 8.800 đồng/kg, tăng 44%...
Đặc biệt, xuất khẩu phân bón mức tăng trưởng kỷ lục trong vòng nhiều năm trở lại đây. Số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, xuất khẩu phân bón đạt gần 616 tấn, tương đương giá trị gần 213 triệu USD, tăng gần 50% về lượng và tăng gần 1,8 lần về trị giá.
Giá phân bón xuất khẩu trong tháng 5 đạt trung bình 342 USD/tấn, tăng 14% so với tháng 5/2020. Tính chung trong cả 5 tháng, giá xuất khẩu đạt 322 USD/tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá phân bón trong nước và xuất khẩu đều tăng đột biến, một số ý kiến cho rằng liệu có hiện tượng đầu cơ tạo sốt ảo giá phân bón để trục lợi?
Trao đổi với người viết, ông Phùng Hà, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: "Trước tình hình giá phân bón tăng cao, nơi này nơi khác có thể thiếu hàng cho vụ mùa mới. Do đó, hiện tượng các doanh nghiệp, đại lý găm hàng, thổi giá có thể xảy ra".
Tuy nhiên, đại diện FAV cho biết tình trạng găm hàng, tích trữ chỉ là một yếu tố khiến giá phân bón tăng đột biến, không phải nguyên nhân chính.
Theo ông Hà, giá phân bón tăng phần lớn do giá nguyên liệu sản xuất phân bón và giá phân bón thế giới tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm.
Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.